Tính đến 18h chiều qua, ngày 19/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc mới COVID-19, trong đó Đà Nẵng có là 993 bệnh nhân.
Bản tin 6h sáng 2 ca, Quảng Nam và Hải Dương mỗi địa phương có 1 ca. Tổng số ca mắc của Việt Nam nay, ngày 20/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 1 ca mắc mới COVID-19 ở Hà Nội, là bệnh nhân nam 87 tuổi. Hiện Việt Nam có 994 bệnh nhân.
- BN 994 có lịch trình di chuyển rất phức tạp, Bn thường trú tại xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, có tiền sử khỏe mạnh, không có bệnh lý nền. Là người cao tuổi, sống cùng con cháu tại xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú. Trong vòng 1 tháng gần đây, không đi đâu xa ra khỏi xã Khải Xuân, gia đình cũng không có người đi đâu xa đến các khu vực có ổ dịch COVID-19 lưu hành.
- Khoảng từ 4h sáng ngày 11/8/2020 bệnh nhân xuất hiện sốt kèm theo đau bụng âm ỉ liên tục vùng hạ sườn phải, không ho, không khó thở.
- Đến sáng ngày 12/8, bệnh nhân đi khám bệnh tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện E. Buổi chiều cùng ngày, bệnh nhân về nhà con tại đường Trần Cung, phường Cổ Nhuế, quận Bắc từ Liêm nghỉ qua đêm.
- Sáng 13/8, được con đưa vào bệnh viện E khoa Gan mật.
- Ngày 18/8, bệnh viện E tiến hành lấy mẫu và gửi viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm xét nghiệm và có kết quả dương tính SARS-CoV-2 ngày 19/8.
Kết quả điều tra sơ bộ ghi nhận:
- Tại quận Bắc Từ Liêm có 5F1; 24F2.
- Tại Hoài Đức có 5F1, F2 đang điều tra.
- Tại bệnh viện E có 48F1, sơ bộ ghi nhận 20 F2 là cán bộ y tế trong bệnh viện.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, đề nghị CBVC, người lao động và người học thường xuyên cập nhật tình hình dịch Covid-19, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế:
1. Không đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đến các nơi tập trung đông ngườicần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ khoảng cách an toàn.
2. . Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở). Khi cần thiết tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi tiếp xúc.
3. CBVC, người lao động và người học khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm; thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất hoặc Trạm Y tế Học viện và lãnh đạo đơn vị.
4. Đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường khi đi làm, đi học.
5. Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.
6. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh sau khi ho, hắt hơi.
7. Tăng cường sức khỏe bằng giữ ấm cơ thể, ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo dinh dưỡng.
8. Tăng cường thông khí nơi làm việc, phòng học, ký túc xá, nhà ở,... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
9. Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, không tiếp xúc với động vật hoang dã
10. Thường xuyên vệ sinh nơi làm việc, phòng học, nơi ở, ký túc xá,…bằng cách lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong phòng với xà phòng, chất tẩy rửa thông thường; hóa chất tẩy rửa khác theo hướng dẫn của ngành y tế.
11. Các trường hợp CBVC, người học đã có quyết định cách ly y tế hoặc làm bản cam kết thực hiện các biện pháp cách ly tế thực hiện nghiêm nội dung phòng chống dịch.
12. Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính: Ho, sốt, khó thở, … đặc biệt là những người có liên quan đến ổ dịch phải thông báo ngay cho Trạm Y tế Học viện (điện thoại 0985.570558) hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
TRẠM Y TẾ